Chuyên gia Remak FireOFF chia sẻ giải pháp chống cháy tối ưu cho các công trình xây dựng

Ông Nguyễn Phương Lâm – Chuyên gia về vật liệu chống cháy của Remak FireOFF thảo luận với MC và khách mời chương trình \”Công nghệ kiến tạo: Vật liệu chống cháy trong các công trình xây dựng\” của kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

\”Nên có quy chuẩn dành cho các công trình xây dựng quy định rõ ràng những loại vật liệu được phép sử dụng kèm hướng dẫn thi công cụ thể. Ngay cả vật liệu nội thất mang tính dễ cháy cũng cần có phương án bảo vệ, thiết kế các lớp ngăn cháy… chi tiết, tỉ mỉ\” – ông Nguyễn Phương Lâm, Chuyên gia về vật liệu chống cháy của Remak FireOFF thảo luận với MC và khách mời chương trình Công nghệ kiến tạo: Vật liệu chống cháy trong các công trình xây dựng của kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra gần 900 vụ cháy chủ yếu ở nhà dân, cơ sở sản xuất, quán kinh doanh karaoke. Hậu quả là có 83 người thương vong, thiệt hại gần 400 tỉ đồng.

Trước thực trạng này, chương trình “Công nghệ kiến tạo” số 21 (tháng 11/2022) của Ban Khoa giáo (VTV2) Đài Truyền hình Việt Nam đã mời ông Nguyễn Phương Lâm – Chủ tịch HĐQT Cty CP Xây dựng & Nội thất Remak, Chuyên gia Remak® FireOFF tham dự talkshow chủ đề “Vật liệu chống cháy trong các công trình xây dựng”.

Là một Chuyên gia về vật liệu – giải pháp chống cháy, cách âm, cách nhiệt, bảo ôn, ông Nguyễn Phương Lâm thẳng thắn đưa ra nhận định:

“Thị trường hiện có nhiều loại vật liệu cách âm khác nhau. Các công trình xây dựng bị cháy lớn, làm chết người thường là do ngọn lửa lan nhanh, gây ra khói độc. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở lớp vật liệu hoàn thiện cách âm có nguồn gốc hữu cơ. Tuy nguy hiểm là vậy nhưng chúng vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ biến bởi đơn vị đầu tư muốn dùng những loại rẻ tiền, dễ thi công, thu hồi vốn nhanh…

Trong khi đó, nhóm vật liệu vô cơ vừa cách âm hiệu quả vừa chống cháy tối ưu như bông khoáng, bông thủy tinh, thạch cao, tấm xi-măng, tấm MgO (Magie Oxide) và sơn chống cháy cùng các loại vật liệu chống cháy thế hệ mới luôn được các nhà thầu uy tín lựa chọn bởi chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn, khả năng sinh khói cực thấp, ứng dụng tiện lợi, dễ dàng thi công, đặc biệt phù hợp với thời tiết nóng ẩm – mưa nhiều của Việt Nam… v.v…\”

Trả lời câu hỏi của MC chương trình về giải pháp chống cháy mang tính bền vững cho các công trình xây dựng, ông Nguyễn Phương Lâm chia sẻ: “Theo tôi, nên có quy chuẩn dành cho các công trình xây dựng quy định rõ ràng những loại vật liệu được phép sử dụng kèm hướng dẫn thi công cụ thể. Ngay cả vật liệu nội thất mang tính dễ cháy cũng cần có phương án bảo vệ, thiết kế các lớp ngăn cháy… chi tiết, tỉ mỉ. Đó sẽ là tư liệu hữu ích để chỉ dẫn, hướng dẫn cho nhà thầu, cho các đơn vị thiết kế ứng dụng phù hợp với từng công trình!”

\"\"

Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an): trong 6 tháng đầu năm 2023, trên toàn quốc xảy ra 881 vụ cháy, làm chết 45 người và khiến 43 người bị thương. Thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 88 tỉ đồng. Trong đó cháy nhà dân là 320 vụ, khiến 27 người chết. Số lượng nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh bị cháy là 82 vụ, làm chết 19 người. Có 455/880 vụ cháy đã được làm rõ nguyên nhân. Ngoài ra, trong số 455 vụ cháy thì có đến 65% vụ việc liên quan đến sự cố hệ thống thiết bị điện dẫn đến chập cháy.

Thực tế nêu trên cho thấy các giải pháp chống cháy mang tính bền vững luôn cần được chú trọng và đưa vào ứng dụng hiệu quả trong thực tế nhằm phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu thiệt hại và gia tăng độ an toàn cho tính mạng cũng như tài sản của người dân trước hiểm họa cháy nổ trực chờ…

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart