Quá trình thi công sơn chống cháy kết cấu thép gốc nước và gốc dung môi sẽ gặp phải một số lỗi kỹ thuật phổ biến. Bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích để bạn nắm bắt được nguyên nhân và phương pháp khắc phục hợp lý, hiệu quả.
Sơn chống cháy kết cấu thép – lỗi kỹ thuật: Màng sơn bị nhăn
Trên bề mặt đã thi công xuất hiện hiện tượng nhăn nhúm, sần sùi
Nguyên nhân
- Đây là hiện tượng phần lớn là do sơn lót trước khi thi công sơn chống cháy không đạt tiêu chuẩn, yếu kém (kém chất lượng). Khi thi công sơn chống cháy (thường thì sơn chống cháy gốc dung môi phản ứng rất mạnh mẽ với lớp sơn lót, tạo nên lớp sơn lót gồ ghề, nhăn nhúm)
Cách khắc phục
- Dùng giấy ráp, sủi Kova, máy chà, mài loại bỏ toàn bộ bề mặt nhăn nhúm, sau đó dùng sơn chống cháy bả kín lại bề mặt. Tiếp theo, phun một lớp sơn chống cháy mỏng rồi tiến hành các công đoạn khác.
Sơn chống cháy kết cấu thép – lỗi kỹ thuật: Màng sơn có hiện tượng tự chảy
Hiện tượng này rất phổ biến và thường xuyên xảy ra trong quá trình thi công. Nó khiến lớp phủ vón cục, xù xì, gồ ghề, không tạo nên bề mặt phẳng nhẵn.
Nguyên nhân:
- Do tay nghề thợ chưa đạt chuẩn. Thi công sơn chống cháy đòi hỏi người thợ phải thành thạo sử dụng, đề tay. Khi phun lên diện tích bề mặt phải khô mới thi công lớp tiếp theo, không được chồng chéo, phun sơn phải đều và lần lượt.
- Do pha sơn không đúng tỷ lệ của nhà sản xuất đề ra, thông thường pha nước, hay dung môi giao động khoảng 10-20% tỷ trọng. Pha ít quá sơn rất đặc máy không phun được, pha nhiều quá thì loãng sơn sẽ chẩy và không đều màu.
- Do máy móc thi công sơn chống cháy không đạt tiêu chuẩn, áp suất phun bị yếu nên khi bắn ra có hiện tượng chảy sơn.
Cách khắc phục:
- Khi có hiện tượng màng sơn tự chảy, phải chờ khô toàn bộ bề mặt sau đó dùng máy mài (nếu diện tích lớn dùng máy mài công nghiệp, diện tích nhỏ có thể dùng máy mài con chuột) mài nhẵn phẳng toàn bộ bề mặt. Ở những góc cạnh nhỏ dùng sủi Kova cạo bề mặt. Tiếp theo, hãy dùng giấy giáp, mày chà tường mài lại. Để đạt độ thẩm mỹ cao, có thể phun sơn lại lớp trên.
Sơn chống cháy kết cấu thép – lỗi kỹ thuật: Màng sơn xuất hiện lỗ châm kim, bọt khí
Đây là hiện tượng khi thi công trên bề mặt kết cấu xảy ra hiện tượng lỗ rỗ tổ ong, xù xì, lồi lõm.
Nguyên nhân:
- Chủ yếu là do hiện tượng dung môi bay nhanh, màng sơn quá dày, hơi không thoát ra được tạo thành các bọt khí. Màng sơn mỏng, dung môi bay hơi và tạo ra các lỗ chân kim.
Cách khắc phục:
- Dùng giấy ráp hoặc sủi Kova mài nhẵn bề mặt sau đó dùng sơn chống cháy bả kín lại bề mặt bị rỗ. Để khô (thời gian khô từ 4-8 giờ).
- Tiếp tục pha sơn theo đúng quy trình, phun lại một lớp trên bề mặt đã xử lý.
Sơn chống cháy kết cấu thép – lỗi kỹ thuật: Mặt sơn bị nứt chân chim
Nguyên nhân:
- Do sử dụng dung môi quá nhiều theo định mức của nhà sản xuất. Việc pha dung môi không đúng tỷ lệ, quá nhiều làm cho màng sơn loãng yếu kém, lượng dung môi lớn làm nóng bề mặt làm cho bề mặt sơn bị phá vỡ ngay sau khi khô.
Cách khắc phục:
- Dùng sơn chống cháy chưa pha dung môi bả lại chỗ nứt chân chim. Để khô rồi phun lại một lớp để đạt độ thẩm mỹ cao nhất.
- Thi công lớp sơn lót hệ Alkyd.
Sơn chống cháy kết cấu thép – lỗi kỹ thuật: Hiện tượng loang lổ, sơn không đều màu, bề mặt sơn nhấp nhô
Bề mặt sơn xuất hiện ố vàng, đục màu, không láng mịn mà bị sần sùi nhìn giống quả cam. Vấn đề này là do lớp sơn không được kéo căng, dẫn đến bề mặt bị biến dạng và làm tăng độ dày của lớp sơn cuối cùng.
Nguyên nhân:
- Bề mặt vệ sinh không sạch, bám bẩn dầu mỡ
- Máy móc thi công không đủ áp suất
- Thợ phun sơn không đạt yêu cầu kỹ thuật, đứng quá xa.
Cách khắc phục
- Dùng giấy ráp, máy chà tường để chà lại bề mặt. Trong trường hợp màng sơn bị lồi lõm sâu, phải yêu cầu bả lại bề mặt.